31/08/2023 15:07:27 - admin

Trưởng khoa: Nguyễn Đức Cảnh

Điều dưỡng trưởng: Nguyễn Thị Thùy Linh

Điện thoại: 0972553189
Email:nguyenduccanh20@gmail.com

Điện thoại: 0977265000​
Email:thuylinhaidshd@gmail.com

I. Giới thiệu chung

1. Lịch sử thành lập và phát triển

Cùng với sự ra đời của Bệnh viện, khoa Dược và Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập để cung ứng thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh.

2. Chức năng nhiệm vụ

- Chức năng

Khoa Dược và Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

- Nhiệm vụ

+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng, nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

+ Bảo quản thuốc đúng theo nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc".

+ Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong Bệnh viện.

+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo: Thực hiện các nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công tác Dược và là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong Bệnh viện.

+ Tham gia chỉ đạo tuyến.

+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc Bệnh viện theo đúng quy đinh.

+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).

II. Tình hình nhân sự

1. Tổng số nhân sự: 11 người.

2. Gồm có 02 bộ phận:

+ Nghiệp vụ Dược (gồm các bộ phận: Nghiệp vụ Dược; Kho và cấp phát

Thống kê dược; Dược lâm sàng, thông tin thuốc; Kiểm nghiệm thuốc

Hành chính; Nhà thuốc Bệnh viện)

+Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn.

3. Cơ cấu nhân sự

+ Sau Đại học: 02 (01 CKI. Tổ chức quản lý Dược; 01 CKI. Điều dưỡng nội người lớn)

+ Đại học: 03 (02 Dược ĐH; 01 CN Điều dưỡng)

+ Cao đẳng: 03 (03 Dược CĐ)

+ Sơ học: 02 (02 Y tá sơ học)

+ Khác: 01 (Lao động phổ thông)

4. Bộ máy tổ chức

+ Phó Trưởng khoa: Dược sĩ CKI Nguyễn Đức Cảnh

+ Điều dưỡng trưởng: Điều dưỡng CKI. Nguyễn Thị Thùy Linh

III. Tình hình hoạt động và thành tích

1. Các hoạt động thời gian gần đây

- Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện xây dựng danh mục thuốc và kế hoạch mua thuốc vật tư y tế tiêu hao, là đầu mối tổ chức cung ứng thuốc, vật tư y tế tiêu hao phục vụ hoạt động của Bệnh viện.

- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế tiêu hao có chất lượng đáp ứng nhu cầu khám và cấp cứu và điều trị của Bệnh viện, nhiều năm không để xảy ra sai sót chuyên môn trong việc cung ứng, quản lý thuốc trong bệnh viện, đặc biệt là các loại thuốc gây nghiện, hướng tâm thần.

- Thực hiện cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng.

- Khoa đã xây dựng được một hệ thống các quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn ISO- 9001 2008 cho các nội dung công tác, áp dụng phần mềm quản lý Dược đã góp phần nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong công tác Dược.

- Công tác báo cáo thống kê được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu theo đúng quy chế.

- Công tác thông tin thuốc được thực hiện, thường xuyên thực hiện thông tin cho các bác sĩ về các loại thuốc mới, những thông tin cập nhật về tác dụng của thuốc, cảnh giác dược, thuốc bị đình chỉ lưu hành..., tham mưu cho Lãnh đạo Bệnh viện ban hành bản thông tin thuốc nội bộ của Bệnh viện, giúp việc tra cứu thông tin được thuận lợi, chính xác đảm bảo sử dụng thuốc trong Bệnh viện được hợp lý an toàn.

- Tham gia giám sát, góp ý kiến cho các thầy thuốc trong Bệnh viện sử dụng thuốc thông qua các đợt, kiểm tra và bình bệnh án của Bệnh viện.

- Thường xuyên kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn về Dược tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

- Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến.

- Cán bọ trong khoa tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tin học; tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, sinh hoạt khoa học do Bệnh viện tổ chức.

- Hướng dẫn cho sinh viên các trường Dược trong tỉnh thực tập đạt kết quả cao.

- Công tác ứng dụng Công nghệ thông tin tại khoa được duy trì thực hiện có hiệu quả, là công cụ đắc lực trong công tác Dược. Việc quản lý xuất, nhập thuốc đều thông qua phần mềm Tin học. Khoa đã thực hiện quản lý thuốc bằng phần mềm quản lý Bệnh viện.

- Tổ chức hoạt động nhà thuốc Bệnh viện theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP của Bộ Y tế.

*Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn

Chức năng và nhiệm vụ:

- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư 18/2009 TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:

+ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, người bệnh, người nhà người bệnh và khách liên hệ công tác, thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.

+ Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, đồ vải sạch phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

+ Tham gia cùng bộ phận Dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

+ Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát các khoa, phòng trong Bệnh viện về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Nhân sự của bộ phận KSNK:

+ Tổng số nhân sự: 05

+ Cơ cấu nhân sự:

.CN Điều dưỡng : 02

.Tình hình hoạt động và thành tích:

Các hoạt động thời gian gần đây:

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về Kiểm soát nhiễm khuẩn cho NVYT trong bệnh viện.

+ Tổ chức tháng hành động "Bảo vệ sự sống, hãy vệ sinh tay" trong Bệnh viện.

 

2. Khen thưởng

............

IV. Hướng phát triển trong giai đoạn tới

............

V. Thông tin liên hệ:

1. Địa chỉ phòng: Tầng 7 - Khu nhà B (tòa nhà 09 tầng), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương.

2. SĐT liên hệ:(SĐT bàn)

3. Email: (email khoa)